Các BL TTHS,BL HS...(sửa đổi)

I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI):

- Về công tác tổ chức lấy ý kiến: Sau khi có Kế hoạch số 84/KH-VKSTC ngày 20/7/2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã triển khai ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức và nhân viên trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị về Dự thảo Bộ luật này.     

- Về hình thức tổ chức lấy ý kiến: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị triển khai đến Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến bằng hình thức Hội nghị, qua đó tổng hợp ý kiến gửi về đơn vị đầu mối là Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để tổng hợp ý kiến chung.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức và nhân viên ở cả hai cấp kiểm sát phát huy trí tuệ, đóng góp ý kiến vào từng chế định trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), chú trọng đóng góp ý kiến về những vấn đề trọng tâm ban hành kèm theo Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Số lượt người tham gia ý kiến: Tổng số có 168 lượt cán bộ, công chức và nhân viên tham gia ý kiến.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI):

Sau hơn 14 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành cho đến nay, tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về nhiều mặt; việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của nước ta đã mang lại những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội và đối ngoại. Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực với phương pháp và thủ đoạn mới. Nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội cần thiết phải được quy định là tội phạm. Tội phạm có xu hướng gia tăng kể cả quy mô và tính chất, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và môi trường.

Những vấn đề trên đã làm cho Bộ luật hình sự hiện hành trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, việc sửa đổi Bộ luật hình sự là rất cần thiết để bảo đảm phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước và phù hợp với Hiến pháp 2013, hướng đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội an toàn, và quyền con người được bảo vệ một cách cụ thể hơn trong các quan hệ pháp luật.

Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã đưa ra những nội dung sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự góp phần bảo vệ và thực hiện, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; thể hiện tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa, tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và đảm bảo thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở trách nhiệm hình sự đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; nội luật hóa các quy định có liên quan của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm; tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng đồng thời thể hiện chính sách xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật lần này trước hết nên cần tập trung giải quyết những vấn đề thực sự vướng mắc làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được làm rõ trong quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, do đó chỉ nên bổ sung những vấn đề mới khi cần đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự hoàn thiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.

III. Ý KIẾN CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI):   

1.Những sửa đổi, bổ sung của dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) về những vấn đề chung:

1.1.Về nhiệm vụ của Bộ luật hình sự:

Điều 1 Bộ luật hình sự nên sửa lại như sau: “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ quyền an ninh của đất nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; bảo đảm quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc; bảo vệ trật tự pháp luật, đấu tranh phòng, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục ý thức thuân theo pháp luật của mọi người”.

1.2.Về khái niệm tội phạm: Nên giữ nguyên như Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành.

1.3Việc quy định mức hình phạt tù khởi điểm ở khung 2 trong trường hợp khung 1 (khung cấu thành cơ bản) không quy định hình phạt tù:

Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì có 06 tội danh không quy định hình phạt tù trong khung cơ bản mà hình phạt tù bắt đầu từ khung tăng nặng (khoản 2). Đó là: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125); Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội trốn thuế (Điều 161); Tội cho vay lãi nặng (Điều 163); Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a); 6)Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171). Tại khung tăng nặng của các tội danh này (khoản 2) thì mức khởi điểm của hình phạt tù là từ ba tháng (các Điều 125, 159) hoặc sáu tháng (các Điều 161, 163, 170a, 171). Về vấn đề này, đa số ý kiến đề nghị vì khung cấu thành cơ bản (khung 1) không quy định hình phạt tù, do vậy ở khung tăng nặng (khung 2), không nên quy định mức phạt tù khởi điểm quá cao mà nên quy định một mức vừa phải gần với mức tối thiểu của phạt tù (ba tháng) để bảo đảm chính sách xử lý tội phạm ở khung cấu thành cơ bản không quá cách biệt so với khung tăng nặng liền kề là hợp lý.

2. Một số vấn đề cụ thể:

2.1. Về chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân:

Đa số ý kiến cho rằng cần phải có cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm các quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 mà không phụ thuộc vào việc quyền đó đã được cụ thể hóa trong các Luật, bao gồm:

- Hành vi xâm phạm quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác;

- Hành vi xâm phạm quyền tự quyết định trong việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể mình;

- Hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

- Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí;

- Hành vi xâm phạm quyền tiếp cận thông tin;

- Hành vi xâm phạm quyền biểu tình của công dân;

- Hành vi xâm phạm quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

2.2. Về chương XV - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:

Đa số ý kiến cho rằng, để thể hiện tinh thần Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng như đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình thì cần nghiên cứu để quy định hành vi sau đây là tội phạm: 1)Cưỡng ép ly hôn; 2)Cản trở ly hôn; 3)Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

2.3. Về chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Đa số ý kiến đề nghị cần bổ sung các tội danh về hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm để xử lý cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại vi phạm nhằm góp phần bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung.

2.4. Về chương XVII - Các tội phạm về môi trường:

Đa số ý kiến cho rằng, khó khăn trong việc xử lý các tội phạm gây ô nhiễm môi trường liên quan đến quy định của Bộ luật hiện hành là việc xác vào việc xác định các mức độ hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xẩy ra. Nếu chỉ xử lý hình sự sau khi các hành vi gây ra hậu quả thì không đảm bảo tính khả thi, không kịp thời ngăn chặn đối với các hành phạm tội. Hơn nữa, hậu quả về môi trường trong nhiều trường hợp không thể nhận biết ngay được mà có khi phải hàng chục năm sau, đến khi phát hiện được hậu quả thì hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, nên nghiên cứu sửa đổi cấu thành các tội phạm gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý hình sự chủ yếu dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về yếu tố “gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý hình sự trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng nhưng đã gây ra hậu quả trên thực tế.

2.5. Về chương XVIII - Các tội phạm về ma túy:

Đa số ý kiến đề nghị cần quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt các loại cây giống cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy là tội phạm để ngăn chặn nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện.

Về việc quy định hàm lượng chất ma túy: Đa số ý kiến cho rằng việc xác định tội phạm chỉ căn cứ vào trọng lượng, còn việc xác định hàm lượng chỉ có ý nghĩa về lượng hình chứ không có ý nghĩa định tội thi mới phát huy được tính tích cực, chủ động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Do vậy, cần giữ như quy định hiện hành về định lượng chất ma túy, đồng thời nghiên cứu điều chỉnh lại các mức định lượng cho phù hợp.

2.6. Về chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:

Đa số ý kiến cho rằng hành vi cố ý đặt, rải vật sắc, nhọn, đổ chất trơn trên đường bộ cũng là hành vi cản trở giao thông đường bộ đã được quy định tại Điều 203 của Bộ luật hình sự, do đố không cần phải tách thành một tội danh riêng.

2.7. Về chương XXI - Các tội phạm về chức vụ:

Đa số ý kiến cho rằng trong điều kiện của nước ta hiện nay, chưa thể hình sự hóa hành hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhằm bảo đảm thực hiện các quy định có liên quan của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012), mà cần áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 52 của Luật phòng, chống tham nhũng.

2.8. Về chương XXII - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp:

Đa số ý kiến cho rằng, nên xác định phạm vi hoạt động tư pháp là các hoạt động tố tụng hình sự (điều tra, truy tố, xét xử), tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hoạt động thi hành án (hình sự, dân sự), đồng thời, bổ sung thêm hoạt động điều tra của một số cơ quan khác ngoài cơ quan điều tra chuyên trách thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (như: hoạt động điều tra của Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và một số cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân) để cho bao quát và đầy đủ hơn, góp phần xử lý những hành vi phạm tội tương tự xảy ra trong các cơ quan này.

3. Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo Bộ luật hình sự:

Đa số ý kiến cho rằng không nên sắp xếp các chương, điều, khoản và xây dựng bố cục và kết cấu như Dự thảo mà nên giữ nguyên như Bộ luật hình sự hiện hành, đối với những tội phạm mới thì chỉ cần bổ sung vào các Chương của Bộ luật để không gây nên sự xáo trộn lớn trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm.

4. Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi):

- Về ngôn ngữ diễn đạt: Ngôn ngữ sử dụng trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

 - Kỹ thuật xây dựng: Phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

IV. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG KẾ HOẠCH LẤY Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ:

1. Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự:

a) Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân (con người cụ thể), phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) cơ bản giữ nguyên chế định đồng phạm tại Điều 17 Bộ luật hình sự hiện hành, do vậy hành vi phạm tội của tổ chức là pháp nhân thì đó là một hình thức đồng phạm. Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân sẽ phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự, việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân không loại trừ trách nhiệm của cá nhân, mặt khác Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự cũng không hề đề cập đến pháp nhân với tư cách là chủ thể tham gia tố tụng hình sự và cũng không quy định thủ tục tố tụng đối với pháp nhân. Vì vậy, không nên đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và vì vậy không đặt ra các loại tội pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:

2.1. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên:

Đa số ý kiến cho rằng nên quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên và nên quy định như Phương án 2 của Dự thảo là: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội phạm về sở hữu; các tộiphạm về ma túy và các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, đa số ý kiến đồng tình với phương án quy định“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những trường hợp khác do Bộ luật này quy định”.

2.2. Các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:

Đa số ý kiến đồng tình với việc bổ sung quy định về biện pháp thay thế xử lý hình sự như trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) là cần thiết để tiếp tụcthực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sựtheo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người chưa thành niên. Việc bổ sung các quy định này nhằm khắc phục bất cập của quy định hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tại cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

3.Về hình phạt Trục xuất:

Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt Trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung (Điều 28 và Điều 32BLHS 1999). Quy của Bộ luật hình sự hiện hành là phù hợp, nên cần giữ nguyên như quy định hiện hành.

4. Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân:

4.1. Về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm:

Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đối) dự kiến bỏ hình phạt tử hình đối với các tội các tội: Cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh và dự kiến bỏ hình phạt tử hình đối với hành vi phạm tội vận chuyển, tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 của Bộ luật hình sự hiện hành. Đa số ý kiến thống nhất định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình trên phương diện giảm bớt số tội có hình phạt tử hình, đồng thời quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình. Tuy vậy, đa số ý kiến đề nghị chưa nân bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người và Tội phạm chiến tranh. Vì xét về ý nghĩa chính trị, đây là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4.2. Về quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hìnhvề một số tội phạm, nhưng sau khi bị kết án đã khắc phục về cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc lập công lớn(Điểm c khoản 3 Điều 39 dự thảo)

Đa số ý kiến nhất trí về việc bổ sung quy định không thi hành án tử hình đối với ngườibị kết án tử hình về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4.3. Về vấn đề giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm:

Đa số ý kiến đồng tình với phương án 2: Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 39 Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 20 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 25 năm.

4.4. Về quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên:

Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên (Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 39). Đa số ý kiến không tán thành quy định này, vì thực tế tuổi thọ trung bình nước ta đã được nâng cao hơn trước, mặt khác người 75 tuổi vẫn có thể là người chỉ huy các băng nhóm tội phạm.

5. Về chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn (Điều 35 và Điều 36 dự thảo):

Đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung cơ chế chuyển đối từ hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù có thời hạn, nhưng cần quy định điều kiện áp dụng chặt chẽ hơn.

6. Về việc thay thế dÊu hiÖu téi ph¹m cña tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằngnhững tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế:

Đa số ý kiến nhất trí với đề xuất trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) về việc  cụ thể hóa hành vi phạm tội có tính chất cố ý làm trái trong các lĩnh vực kinh tế và quy định thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực để thay thế cho tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự hiện hành), nhằm tăng cường tính minh bạch của Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự cần chỉ rõ phạm vi trách nhiệm trong quản lý kinh tế trong từng lĩnh vực, chứ không thể quy định chung chung. Vì vậy, việc bổ sung 41 tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc ba nhóm: Nhóm sản xuất kinh doanh, thương mại; nhóm thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và nhóm kinh tế khác là hợp lý.

7. Về việc xử lý hình sự đối với tr­êng hîp trémcắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng:

Bộ luật hình sự hiện hành quy định trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị xử lý hình sự. Ngoài 03 trường hợp trên, Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung thêm trường hợp thứ tư là tuy tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng đó lại là “phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại và gia đình họ” thì vẫn bị xử lý hình sự. Đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung quy định này để giải quyết những bức xúc của người dân trong thời gia vừa qua đối với những trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị không đến 2 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống mưu sinh hàng ngày của người dân.

8. Về việc bãi bỏ một số tội phạm vàbổ sung một số tội phạm mới nh»m b¶o vÖ quyÒn con ng­êi, quyÒn c«ng d©n, b¶o vÖ thóc ®Èy nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa vµ thùc hiÖn chñ tr­¬ng héi nhËp quèc tÕ:

a) Đối với các tội danh dự kiến bãi bỏ bao gồm: Tội hoạt động phỉ (Điều 83 BLHS hiện hành); Tội tảo hôn (Điều 147BLHS hiện hành); Tội kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS hiện hành);Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167BLHS hiện hành);Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quy chế hành chính (Điều 269BLHS hiện hành).

Đa số ý kiến đề nghị chưa nên bỏ tội tội hoạt động phỉ và tộikinh doanh trái phép.

b) Về việc bổ sung các tội danh mới:

Đa số ý kiến tán thành với việc Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) dự kiến bổ sung 36 tội danh mới (không quy định tội danh riêng là tội rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ như tại Điều 270 Dự thảo),gồm:Tội khiêu dâm trẻ em; Tội mua bán, chiếm đoạt mô, tạng, các bộ phận cơ thể người; Tội đăng ký con nuôi, nhận cha, mẹ, con trái pháp luật; Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật; Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại; Tội vi phạm quy định về sử dụng điện; Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán; Tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm; Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Tội gian lận bảo hiểm y tế; Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Tội vi phạm quy định về cạnh tranh; Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đáu giá tài sản; Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa, liên hồ chứa, đê điều và công trình phòng, chống thiên tai; Tội vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông, các công trình về tài nguyên nước; Tội tàng trữ trái phép cây giống cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây giống các loại cây khác có chứa chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép cây giống cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây giống các loại cây khác có chứa chất ma túy; Tội mua bán trái phép cây giống cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây giống các loại cây khác có chứa chất ma túy; Tội chiếm đoạt cây giống cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây giống các loại cây khác có chứa chất ma túy; Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm đùng để tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội truy cập trái phép tài khoản ngân hàng của tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản; Tội cố ý xâm phạm, tấn công vào trạm trung chuyển Internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh; Tội cố ý gây nhiễu có hại; Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa về tài khoản ngân hàng; Tội sản xuất mua bán, tàng trữ, lưu hành thẻ ngân hàng giải để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tội thiết lập, quản trị, điều hành website để kinh doanh trái phép tiền điện tử, dịch vụ, hàng hóa trên mạng máy tính; Tội cưỡng bức lao động; Tội bắt cóc con tin; Tội cướp biển; Tội vi phạm quy định về giam giữ; Tội không tôn trọng tòa án; Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật; Tội thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác quân sự gây hậu quả nghiêm trọng; Tội vắng mặt trái phép; Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ.

Tác giả bài viết: VKSND tỉnh